NGHÀNH PHÒ THỜI DỊCH
Phò chúng tôi có lẽ là ngành bị thiệt hại nặng nề nhất vì dịch bệnh.
Ví như giáo viên, dạy online tại nhà, vẫn có lương, vẫn được thấy các em học sinh thân thương, thậm chí thấy các bậc phụ huynh đáng kính lướt qua màn hình – dù chỉ là vô tình đang kéo khoá quần khi bước ra từ nhà vệ sinh, hoặc cặm cụi bôi thuốc vào mấy vệt hắc lào quanh bẹn. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ việc dạy học trực tuyến, nhưng tôi search Google cả ngày, chưa tìm được phần mềm nào giúp khách và phò giao hợp online được với nhau cả!
Hay các quán ăn, dẫu phải đóng cửa, họ vẫn có thể ship đồ cho khách đến tận nhà, chỉ cần đảm bảo giữ khoảng cách trên 2 mét. Còn phò chúng tôi, ship đến tận nhà cũng được, nhưng bắt buộc giữ khoảng cách trên 2 mét khiến việc giao dịch rất khó thực hiện. Tôi đã từn gặp một vài khách hàng có công cụ giao dịch dài 20 phân, nhưng dài trên 2 mét thì quả thật là tôi chưa thấy.
Hoặc như nông dân vẫn được giải cứu trái cây, nông sản, nhưng phò chúng tôi chả ai giải cứu cả, bởi việc giải cứu phò khá phức tạp: Nông sản có thể vứt vỉa hè, nay không hết thì phủ bạt để đó mai bán tiếp, cả tuần chẳng sao. Còn phò thì phải lo nơi ăn chốn ỉa, tắm rửa ngủ nghỉ, lo mua cồn xịt tay (và xịt một số bộ phận khác có cọ xát với khách). Trái cây khách đến giải cứu có thể bổ ra ăn giữa đường, gặp người quen mời vào làm miếng, nhưng phò đá giữa đường, gặp người quen, không mời thì ngại, mời vào làm “nhấp” lại thành ra biến thái. Trái cây giải cứu mang vào viện hỏi thăm, người ốm ăn xong hồi sức, vài ngày sau được về nhà. Phò giải cứu mang vào viện hỏi thăm, người ốm đá xong kiệt sức, vài ngày sau cũng về nhà, nhưng là nhà tang lễ.
Khó khăn là thế nên nhiều đồng nghiệp của tôi đã bỏ nghề phò về quê lấy chồng hoặc chuyển qua làm những công việc khác: đứa khoe ngực, dạng háng livestream bán bao cao su; đứa xin được vào làm trong hội phụ nữ thôn, ngày ngày cắp tài liệu đến từng nhà có con gái mới lớn trong làng để vận động tham gia phong trào “giữ gìn trinh tiết cho đêm tân hôn”; đứa tính xa hơn: sửa mũi, gọt cằm, độn ngực, bơm mông, làm hồng nhũ hoa, xoá thâm hậu môn chờ sang năm thi hoa hậu…
Tôi cũng đã có lúc nản quá định bỏ, nhưng rồi lại nhớ tới lời dặn của thím Bâm – người đã có công môi giới, dìu dắt tôi vào nghề phò, rằng: “Đừng bao giờ buông bỏ! Đừng phụ lòng Tổ nghề! Không phải ai cũng có duyên được Tổ cho làm cái nghề này đâu. Cứ yêu nghề, làm nghề bằng đam mê, bằng cái tâm, rồi thành công sẽ tới”.
Thu nhập không có, để bám trụ ở thành phố, tôi gặp rất nhiều khó khăn dù đã cắt giảm tối đa chi tiêu. Thời còn đông khách, thực đơn của tôi là: sáng dậy xơi một bát cháo cá diêu hồng – cho mép luôn hồng hào. Trưa ăn tiếp canh mồng tơi nấu với rau đay – cho nhiều nhớt. Chiều uống một cốc trà hà thủ ô bồ kết – cho lông đen óng, suôn mượt. Tối ăn tiếp hai quả bưởi năm ngón, à nhầm, bưởi năm roi – để làm gì các bạn biết rồi… Giờ, dịch bệnh ế ẩm, thực đơn của tôi là: sáng dậy cho mì tôm cho vào bát, đổ nước sôi vào ăn. Trưa, để đỡ ngán, tôi đổi cách chế biến: đổ nước sôi vào bát trước, cho mì vào sau. Tối tôi tiếp tục đổi cách chế biến, khỏi bát, khỏi nước sôi: ăn luôn mì tôm sống. Ăn nhiều mì quá đến nỗi giờ lông tôi ngả vàng, xoăn tít như sợi mì tôm, ra đường ai gặp cũng hỏi: uốn với nhuộm ở đâu màu đẹp và xoăn tự nhiên thế?
Đúng vào cái lúc tiền không một xu, cu không, à nhầm, mì không một gói ấy, thì lão chủ nhà thông báo tăng tiền phòng. Tôi hỏi đang dịch bệnh khó khăn sao lại tăng, lão bảo chính vì khó khăn nên mới phải tăng để bù lại. Thật khốn nạn thay!
Tưởng như đó đã là những cùng tận của túng quẫn, khốn khổ, nhưng không, tôi còn phải nhận thêm một cú sốc: bạn trai tôi đòi chia tay: lý do: anh nghi ngờ tôi ngoại tình. Rồi anh mở cho tôi xem cái clip sex của tôi cùng một người đàn ông lạ đang bị chia sẻ ầm ầm trên mạng, mặc cho tôi đã lấy cả trinh tiết của mình ra mà thề rằng cô gái trong clip không phải tôi - vì tôi có hình xăm ở đít, còn cô gái đó lại có hình xăm ở mông, và rằng người đàn ông đó không phải đàn ông lạ, mà là khách quen của tôi…
Tôi đứng từ ban công phòng trọ tầng 12, thở dài nhìn xuống bên dưới mịt mờ mưa bay, thấy đời mình sao mà thảm hại chán chường đến vậy! Hay là nhảy xuống nhỉ? Chỉ một phát là xong. Thân xác tàn, và nỗi buồn cũng tan… Tôi thò cổ nhìn xuống: không có cái mái tôn nào, cũng không có chiếc xe tải hay anh tài xế nào gần đó. Vậy là yên tâm nhảy rồi, tôi không muốn một anh tài xế tốt bụng và dũng cảm nào đó sẽ nhảy lên mái tôn đỡ tôi, bởi nếu anh đỡ trúng, với sức nặng và độ cao này, sẽ nguy hiểm đến tính mạng của anh, nếu đỡ trượt, anh sẽ bị cư dân mạng ném đá, chửi bới, săm soi…
Tôi trèo lên lan can. Gió mang theo bụi mưa thốc vào buốt lạnh. Tôi kéo khoá áo khoác lên kín cổ - vì họng tôi hơi yếu, nếu không giữ ấm cẩn thận lát rơi xuống gặp lạnh rất dễ viêm. Tôi nhắm mắt lại, đứng chòng chành trên lan can, chấp chới giữa sự sống và cái chết, mười đầu ngón chân run run quắp lại… “Nhảy nào!” – tôi nghĩ vậy rồi nhón chân chuẩn bị gieo mình, thình lình, tôi nghe văng vẳng trong đầu một giọng nói trầm trầm, sang sảng – hệt như giọng bác Nguyễn Ngọc ngạn khi kể truyện ma: “Đừng bao giờ buông bỏ! Đừng phụ lòng ta! Không phải ai cũng có duyên được ta cho làm cái nghề này đâu. Cứ yêu nghề, làm nghề bằng đam mê, bằng cái tâm, rồi thành công sẽ tới”.
“Là giọng của Tổ nghề ư?” – tôi tự hỏi mình như vậy, rồi từ từ ngồi xuống, lồm cồm bò trở vào trong. Tổ nghề đã nói vậy rồi, bố tổ đứa nào dám trái lời. Nhưng Tổ ơi, Tổ bảo con đừng buông xuôi, bảo con tiếp tục, nhưng lấy gì ăn, lấy tiền đâu để tiếp tục thì Tổ không nói. Mì không một gói, túi chẳng một xu, đói không ngủ nổi, Tổ bảo con phải tiếp tục sao đây Tổ ơi…
Chả biết có phải Tổ nghe thấy lời tôi không mà bỗng có tiếng gõ cửa “cộc cộc”. Tôi ra mở: Là anh Tuấn - ở phòng cuối dãy – tay đang cầm một túi bánh pizza (anh Tuấn có một cửa hàng pizza nhỏ đầu phố). Tôi thở dài: “Em không còn tiền mà mua đâu”. Anh Tuấn cười: “Dịch bệnh ít khách, còn ế mấy cái, cho em luôn chứ mua bán gì”. Tôi nhìn cái bánh pizza thèm chảy nước dãi, không khách khí nữa, tôi vồ lấy bánh quẳng lên bàn, bóc ra, ăn nhóp nhép. Người ta bảo: “Có thực mới vực được đạo” – “đạo” ở đây chắc là âm đạo, vì ăn xong, tôi bỗng thấy âm đạo nao nao, thấy nhớ nghề cồn cào, thấy muốn làm nghề, làm bằng cái tâm, bằng đam mê, theo lời Tổ dạy. Tôi cởi cúc áo ra, mơi mơi, anh Tuấn thở dài, bảo: “Anh không còn tiền mà mua đâu”. Tôi cười: “Dịch bệnh ít khách, còn ế mấy cuốc, cho anh luôn chứ mua bán gì”. Anh Tuấn nhìn tôi thèm chảy nước dái, à nhầm, nước dãi, không khách khí nữa, anh vồ lấy tôi quẳng lên giường, bóc ra, ăn nhóp nhép…
Tiếng dâm, à nhầm, tiếng lành đồn xa: từ sau hôm ấy, thi thoảng phòng tôi lại có người gõ cửa: hôm thì là anh Hải phòng 402 mang sang cho củ khoai nóng giấu trong túi quần; lần là anh Minh phòng 603 với cái xúc xích đã chấm sẵn sốt mayonnaise, bữa lại là anh Hùng phòng 201 với quả dưa chuột kẹp ở bẹn, chắc dưa vừa hái, nhựa vẫn đang ứa ra ri rỉ ở đầu cuống… Thậm chí nhiều anh chẳng có gì, chỉ có hai bàn tay không, tôi vẫn chiêu đãi các anh vô tư, bởi tôi yêu nghề, nhớ nghề, và nhớ lời Tổ dặn: “Làm bằng đam mê, bằng cái tâm, rồi thành công sẽ tới”.
Lần ấy chiêu đãi xong, một vệt máu hồng loang trên ga trắng, thấy tôi lo lắng, anh Thắng phòng 103 xúc động hỏi: “Em còn trinh à?”. Tôi lắc đầu: “Em đến tháng”. “Đến tháng thì có gì phải lo lắng?”. Tôi thở dài: “Em kinh nguyệt đều, đến tháng là dấu hiệu sắp phải đóng tiền nhà. Mà tiền thì giờ em không biết xoay đâu ra?”. Anh Thắng vừa mặc sịp vừa bảo: “Thế thì em bùng đi!”.
Ừ nhỉ! Cũng là một gợi ý hay. Thú thật, tôi đã từng nghĩ đến chuyện bùng tiền nhà của lão này, nhưng vì danh dự, vì lương tâm của một con phò chân chính cắn rứt nên tôi chưa dám. Giờ, việc lão đốn mạt, tán tận mà tăng tiền nhà đúng lúc tôi đang khốn khổ tột cùng chẳng khác nào một phát vả trời giáng vào lương tâm tôi, làm lương tâm tôi rụng hết răng, không còn gì để mà cắn rứt nữa!
“Nhưng bùng tiền nhà của lão này không dễ đâu anh – tôi vừa chỉnh xu chiêng vừa đáp - bởi lão đề phòng, kiểm soát rất nghiêm ngặt. Em nghe bảo trước giờ mới có 2 trường hợp bùng được thôi: một là cái con bé mà hiện tại đang là vợ lão; hai là cái thằng đã treo cổ tự tử vào đúng ngày phải đóng tiền phòng”. Anh Thắng cười: “Khỏi lo! Anh đã có cách giúp em!”.
Đúng theo kế hoạch: ngay trưa hôm sau, xe cứu thương hú còi ầm ĩ cả khu. Bác sĩ đeo khẩu trang chạy rầm rập, lao về hướng phòng tôi. Tôi lập tức được đưa lên xe về thẳng khu cách ly. Cái tin tôi là F1 và bị cơ quan y tế bế đi khiến cả khu chung cư hoang mang. Họ tụ tập kín sảnh, nghe ngóng, hóng theo với ánh mắt bàng hoàng. Trong đám đông ấy, tôi kịp nhận ra: có cả lão chủ nhà khốn nạn…
Xe chạy được một đoạn, tôi nhận được tin nhắn của anh Thắng: “Tiền thuê xe, thuê bác sĩ anh thanh toán hết rồi nhé. Chúc em bùng vui vẻ!”. Tôi đang định rep cảm ơn thì lại có tin nhắn từ anh Tuấn pizza nhà cuối dãy: “Sao mà bị bế đi vậy em?”. Tôi trả lời: “Em là F1, lại có dấu hiệu sốt, ho, khó thở. Giờ cán bộ y tế đang bắt em khai báo lịch sử tiếp xúc”. “Đừng khai anh được không? Vợ anh biết, nó giết!” “Không được! Khai láo bị phạt mấy triệu đấy!” “Anh sẽ chịu tiền phạt cho em”.
Còn chưa kịp bỏ điện thoại xuống, tôi đã nhận được tin nhắn từ ngân hàng báo tiền về. Và cũng chưa kịp đọc tin nhắn của ngân hàng, thì tôi lại nhận thêm một loạt các tin nhắn khác từ Mr. Hải phòng 402, Mr. Minh phòng 603, Mr. Hùng phòng 201, bố con Mr. Thành phòng 205… Nội dung các tin nhắn cũng tương tự như tin nhắn của Mr. Tuấn pizza vừa gửi, nên tôi cũng chả mất công soạn lại, chỉ việc copy paste để trả lời thôi…
Tôi ngồi nhìn số dư tài khoản nhảy liên hồi mà run rẩy cả người: loáng cái đã gần trăm triệu. Ngon! Tôi đã tìm ra hướng khởi nghiệp, tìm ra con đường đưa tôi tới thành công rồi! Trong đầu tôi đột nhiên lại vang lên cái giọng nói trầm trầm, sang sảng – như giọng bác Nguyễn Ngọc ngạn khi kể truyện ma: “Thấy ta nói đúng không? Cứ yêu nghề, làm nghề bằng đam mê, bằng cái tâm, rồi thành công sẽ tới”.
Đội ơn Tổ nghề! Chiều nay, con sẽ lại tìm thuê phòng ở một khu chung cư mới…
إرسال تعليق